Bạn học chuyên ngành Marketing, sắp tới có dự định trở thành một thực tập sinh Marketing. Bạn hoang mang vì đây là lần đầu tiên. Chuẩn bị gì cho tốt, chuẩn bị gì để gây ấn tượng.
Quá nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Thực tập sinh Marketing làm gì? Năm nhất, năm 2 có thực tập được không? Tố chất cần có của một thực tập sinh Marketing? Lĩnh vực trong Marketing?,… vân vân và mây mây. Không sao cả, hãy đọc hết bài viết dưới đây để giải quyết những ưu phiền của bạn nhé!
Nội dung bài viết
Thực tập sinh Marketing Part-time dành cho sinh viên năm nhất, năm 2
Đối với các lĩnh vực như Nhân sự, Marketing, Môi trường,.. bạn hoàn toàn có thể thực tập sớm. Ngoài ra, các công ty hiện nay cũng nỗ lực thu hút nhân sự là những thế hệ trẻ có đầy sáng tạo. Vì thế, các website tuyển dụng liên tục đăng bài. Part-time 3 buổi, 4 buổi, 5 buổi. Có những công ty cho phép bạn trở thành thực tập sinh Marketing online chỉ cần bạn đảm bảo hiệu suất. Sinh viên năm nhất, năm hai chần chừ gì nữa. Việc của bạn là tìm kiếm và lựa chọn một môi trường phù hợp.
Các lĩnh vực trong Marketing

Thường chúng ta nghe rằng thực tập sinh Marketing nhưng thực tế Marketing bao gồm nhiều lĩnh vực. Một thực tập sinh sẽ đảm nhận một lĩnh vực trong Marketing. Các lĩnh vực đang phổ biến hiện nay:
- Brand Marketing: Đây là mảng vô cùng quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu đem lại lòng tin khách hàng từ đó sẽ có nguồn khách hàng trung thành. Với lĩnh vực này, yêu cầu bạn cần có đầu óc phân tích và kỹ năng giao tiếp thật tốt. Hãy nhớ rằng cụm từ cần có “Siêu kết nối – Quyết định ngay lập tức”.
- Content Marketing: Content có nhu cầu tuyển rất lớn. Dạo vòng quanh các trang tuyển dụng trên Facebook, Website bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được. Content thể hiện qua từng con chữ nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng quan tâm dịch vụ, sản phẩm. Ở lĩnh vực này, yêu cầu bạn sáng tạo, sử dụng ngôn từ cuốn hút.
- Digital Marketing: Đây là lĩnh vực yêu cầu bạn có kiến thức về kỹ thuật và công nghệ. Tối ưu hoá chi phí nhưng vẫn dễ dàng tiếp cận được khách hàng.
- Public Relations – Quan hệ công chúng: Ở vị trí này bạn sẽ là người đại diện phát ngôn cho công ty. Sẽ có hai hình thức, qua văn bản hoặc qua lời nói. Lĩnh vực này sẽ yêu cầu cả về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng viết.
Xem thêm: Các kiến thức về lĩnh vực Marketing
Tố chất cần có của một thực tập sinh Marketing
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không thể ép một thực tập sinh Marketing phải tính toán giỏi như một kế toán. Hay một thực tập sinh Marketing phải nhạy bén sàn lọc hồ sơ chọn ứng viên như một nhà tuyển dụng. Mỗi lĩnh vực sẽ có một tố chất riêng biệt. Với một thực tập sinh bứt phá về lĩnh vực Marketing bạn cần:
- Sáng tạo: Content hay Brand Marketing bạn đều thấy đó, yếu tố để đi đến thành công là sự sáng tạo. “Sáng tạo là khác biệt”, giữa muôn vàng sản phẩm muốn khách hàng chú ý bạn cần phải có cái mà tất cả sản phẩm ngoài kia không có.
- Nhạy bén, óc phân tích tốt: Hầu hết những lĩnh vực trong Marketing yêu cầu ra quyết định nhanh và chính xác. Để đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng chúng ta cần có sự phân tích tốt. Khách hàng chúng ta muốn cái gì? Điểm khác biệt mà chúng ta có thể giữ chân khách hàng lâu dài,…
Thực tập sinh Marketing ở Agency hay Client

Để biết bạn phù hợp với mô hình thực tập Marketing nào thì hãy xác định mục tiêu và định hướng lâu dài của bản thân. Nếu bạn có đủ mục tiêu, định hướng vậy giờ thì phân tích nào.
- Với Agency, hiểu đơn giản bạn sẽ cung cấp dịch vụ Marketing cho khách hàng, công ty đối tác. Còn với Client, bạn chính là khách hàng của Agency, Client sẽ thuê mướn Agency triển khai các dịch vụ Marketing.
- Đối với Agency, môi trường đầy sáng tạo và “mở” đối với các bạn thích sự kết nối. Bạn sẽ được hợp tác làm việc với nhiều khách hàng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hay thường nghe mọi người nói “Làm một việc cho nhiều người”.
- Đối với Client, vì công ty là khách hàng của Agency nên họ thường sẽ có nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá kết quả. Công việc ở Client sẽ bao trọn hơn. Bạn sẽ thực hiện từ công việc lập kế hoạch truyền thông đến triển khai, giám sát công việc,… Hay còn được gọi là “Làm nhiều việc cho một người”.
Chuẩn bị những gì cho việc thực tập
- Cần quản lý thời gian: Hãy xác định bạn có đủ thời gian cho việc thực tập. Thực tập nhằm tiếp cận với Marketing thực tế, có nhiều trải nghiệm. Đừng để thực tập mà làm bản thân tốt nghiệp trễ, rớt môn.
- Thái độ: Nếu bạn lo lắng vì mình chưa có đủ kiến thức chuyên ngành hay kỹ năng đặc biệt thì liệu có ai chú ý. Hãy làm nổi bật thái độ của một thực tập sinh Marketing “ham học” . Thái độ quyết tâm, kiên trì và cần cù, siêng năng. Thể hiện từ cái nhỏ nhặt nhất, làm CV chỉnh chu, không viết sai chính tả. Gửi email chuyên nghiệp, phản hồi tin nhắn lịch sự.
- Trang phục: Phỏng vấn là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên. Trang trọng và lịch sự là những cụm từ khóa giúp bạn gây ấn tượng. Lựa chọn trang phục giúp bạn tự tin, lịch sự hết mức trong mắt người tuyển dụng.
Trên đây là giải đáp cho các thắc mắc của bạn về thực tập sớm tại những lĩnh vực Marketing. Nếu bạn còn vấn đề nào đang bận tâm hay chưa rõ cứ bình luận trực tiếp vào bài viết này. Chúng mình sẽ hỗ trợ bạn!
Xem thêm: Kỹ năng tự học là gì? Làm thế nào để có kỹ năng tự học tốt?